Market Sentiment được định nghĩa như là cảm tính/tâm lý thị trường, có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng thị trường và cần có chiến lược giao dịch forex hay chứng khoán phù hợp.
Với thị trường forex hay chứng khoán, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính biến thiên của thị trường. Một trong số đó chính là Market Sentiment. Khái niệm này dùng để chỉ cảm tính thị trường.
Market Sentiment là gì?
Market Sentiment (tâm lý thị trường) đơn giản là khái niệm dùng để chỉ cảm xúc hiện tại của thị trường tài chính nói chung. Mỗi nhà giao dịch có ý kiến hoặc cách giải thích riêng về cách chuyển động của thị trường. Mỗi suy nghĩ, ý kiến của Trader được thể hiện qua lệnh mua bán, từ đó hình thành tâm lý chung của thị trường. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá tương lai của một thị trường đang lạc quan hay bi quan để giao dịch.
Nếu thị trường đang cảm thấy tích cực và lạc quan thì đây được gọi là thị trường tăng trưởng và một thị trường bi quan là thị trường tiêu cục, dự đoán giá sẽ giảm hay còn gọi là thị trường gấu.
Cảm xúc giao dịch: Nỗi tham lam và sự sợ hãi
Cảm giác chi phối trong thị trường thường quyết định tâm lý chung của một thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều tìm cách đi theo xu hướng chung của giá. Và cho dù vậy thì tới 1 thời điểm nào đó tâm lý cũng sẽ đặt tới đỉnh điểm (tâm lý tăng hoặc tâm lý giảm). Hiểu rõ khi nào giá đạt đỉnh là điều quan trọng đối với các nhà đầu tư để họ tránh mua vào. Hoặc phải đối mặt với sự suy thoái (tham lam) bán hết khi giá chạm đáy ngay trước khi gá bắt đầu tăng trở lại (nỗi sợ).
Phát hiện ra được sự sợ hãi hoặc tham lam sẽ giúp trader xác định thời điểm thoát hàng khi giá bắt đầu giảm, hoặc tìm cách mua trở lại khi giá đã chạm tới đáy.
Làm thế nào để giao dịch theo Market Sentiment?
Có rất nhiều cách để giao dịch theo tâm lý thị trường. Điều quan trọng chính là bạn phải xác định được tâm lý đó đang ở thế bi quan hay tích cực. Từ đó, tìm ra phương hướng xác định nên mua vào hay bán ra để đạt được hiệu suất lợi nhuận tốt nhất.
Để “đọc vị được xu hướng cảm tính thị trường, bạn hãy thường xuyên theo dõi tình hình mua bán thực tại, thông qua các chỉ báo và công cụ để tìm hiểu thị trường đang dao động theo hướng nào. Nên nhớ, bức tranh thị trường chỉ rõ nét khi bạn sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật cũng như công cụ phân tích cơ bản đồng bộ và chuẩn xác.
Các chỉ số đo lường Market Sentiment
Chỉ số biến động (Volatility Index-VIX)
Còn được gọi là chỉ số sợ hãi, được điều khiển bởi giá quyền chọn. VIX tăng có nghĩa là nhu cầu bảo hiểm tăng trên thị trường. Nếu các nhà giao dịch cảm thấy cần phải bảo vệ chống lại rủi ro, đó là dấu hiệu của sự biến động tăng. Thương nhân thêm chỉ số moving averages vào VIX giúp xác định xem nó tương đối cao hay thấp.
Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio)
Một trong những cách dễ nhất để tìm hiểu xem thị trường đang trong tâm trạng phấn chấn hay hoang mang chính là Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio). Nhờ dựa trên việc so sánh có bao nhiêu cổ phiếu đang hướng tới mức cao nhất trong 52 tuần trước so với số cổ phiếu tạo ra mức thấp trong 52 tuần. Nếu hướng trung bình của thị trường hiển thị mức thấp thì những con gấu đang kiểm soát – thị trường giảm và khi thị trường ở các mức cao hơn thì những con bò đang kiểm soát – thị trường tăng.
Chỉ số phần trăm tăng (Bullish Percentage Index)
Chỉ số Bullish Percentage Index (BPI) có trách nhiệm đo lường các mô hình tăng giá dựa vào biểu đồ điểm và hình. Tỷ lệ tăng của chỉ số này thường đạt mức 50%. Nếu BPI đạt trên 80% thì Market Sentiment sẽ vô cùng lạc quan và cho thấy thị trường đang biến biến mua rất nhiều. Ngược lại, nếu BPI dưới mức 20% thì tâm lý thị trường đang khá tồi tệ và thị trường đang diễn biến ở việc bán quá mức cần thiết.
Moving Averages (MA)
Các nhà đầu tư thường sử dụng đường MA đơn giản (SMA) 50 ngày và SMA 200 ngày khi xác định Market Sentiment. Khi đường SMA 50 ngày vượt qua đường SMA 200 ngày – được gọi là MA Cross, nó chỉ ra rằng xu hướng đã chuyển sang hướng tăng, tạo ra tâm lý tăng giá. Ngược lại, khi SMA 50 ngày vượt qua SMA 200 ngày – được gọi là điểm giao cắt tử thần, thì nó gợi giá thấp hơn, tạo ra tâm lý giảm giá.
Như vậy, có rất nhiều cách để đo lường tâm lý thị trường, giúp trader suy đoán và đi trước thị trường 1 bước, trước khi các biến cố lớn xảy ra. Đừng bao giờ đánh giá thấp tâm lý thị trường. Các trader nên cố gắng tiếp nhận càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy lắng nghe cả phe bò và phe gấu, xâu chuỗi lại nhằm tạo ra 1 bức tranh hoàn chỉnh về tâm lý thị trường để tạo hiệu quả cao trong giao dịch.
Tham khảo: