Dầu là nguồn năng lượng chính cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy giá của nó phụ thuộc và ảnh hưởng rất nhiều đến giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác. Với sự suy giảm về lượng dầu dự trữ, giá dầu nhìn chung có xu hướng tăng kể từ đầu thế kỷ 20.
Bởi dầu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Và thị trường dầu mỏ khá phức tạp so với những gì chúng ta biết, Do đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu trên thị trường hàng hóa. Sau đây là thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu mà bạn cần phải biết.
Quy luật cung cầu
Giá dầu tăng giảm được thể hiện rõ qua quy luật cung cầu. Nếu sản xuất vượt quá lượng cầu, giá dầu sẽ giảm xuống và ngược lại. Để giảm bớt một số tác động của biến động giá cả, lượng dầu dư thường được cất giữ trong nguồn dự trữ và để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
Các tổ chức kiểm soát
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là một tổ chức kiểm soát dầu đã được thành lập vào năm 1960 gồm 12 nước là: Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Ả Rập Saudi, UAE và Venezuela. Tổ chức này được thành lập với mục tiêu đảm bảo lượng cung ứng dầu cho thị trường toàn cầu. Và thu nhập ổn định cho các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, OPEC kiểm soát 40% công suất sản xuất dầu của thế giới.
Bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất, OPEC có khả năng ảnh hưởng đến giá dầu. Ví dụ, các sửa đổi trong hạn ngạch sản xuất trong năm 2006 đã dẫn đến một sự gia tăng mạnh của giá dầu từ năm 2007 đến năm 2008. Nói cách khác, OPEC có thể tác động đến giá dầu bằng cách kiểm soát nguồn cung ứng của thị trường.
Bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông
Nếu bất kỳ của các nước sản xuất dầu lớn trải qua các vấn đề bất ổn về chính trị, thị trường sẽ phản ứng bằng cách tăng giá dầu. Trong trường hợp này cũng cho thấy nguồn cung dầu sẽ bị gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Một số bất ổn có thể kể đến như:
Chiến tranh Yom Kippur – Lệnh cấm dầu
Cuộc chiến bắt đầu bằng cuộc tấn công vào Israel bởi Ai cập và Syria năm 1973. Mỹ và nhiều nước phương Tây khác ủng hộ Israel. Do đó một vài quốc gia Ả rập xuất khẩu dầu đã áp đặt lệnh cấm vận với các quốc gia này. Sản lượng cắt giảm từ các nước Ả rập là 5 triệu thùng/ngày, trong khi các nước còn lại tăng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày. Hao hụt sản lượng 4 triệu thùng/ngày kéo dài tới tháng 3/1974. Sự thiếu hụt nguồn cung trong một thời gian dài đã đẩy giá dầu tăng 400% (từ khoảng 3$/thùng năm 1972 lên đến 12$/thùng cuối năm 1974).
Cách mạng hồi giáo Iran
Trước Cách mạng hồi giáo năm 1979, sản lượng của Iran luôn ở mức từ 5-6 triệu thùng/ngày. Cuộc Cách mạng hồi giáo đã khiến Iran tổn thất khoảng 2 đến 2,5 triệu thùng dầu/ngày từ 11/1978 đến 6/1979. Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ả rập Xê út và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng nên lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran khiến mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 16$ lên 40$ chỉ trong vòng 12 tháng.
Chiến tranh Iran và Iraq
Tháng 9/1980, Iran tấn công Iraq khiến sản lượng cả 2 nước chỉ khoảng 1 triệu thùng/ngày khiến sản lượng thế giới thấp hơn 10% so với năm 1979, giữ giá dầu lúc đó vẫn ở mức cao, 35$/thùng năm 1981.
Chiến tranh vùng Vịnh
Tháng 8/1990 đánh dấu sự bùng nổ cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwai.
Thời điểm này, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày tạo ra cơn sốt dầu, khiến giá tăng cao, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17$ lên 36$ mỗi thùng. Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.
Cuộc nội chiến Lybia năm 2011
Năm 2011 là năm đầy biến động của thị trường dầu thế giới. Giá dầu đạt ngưỡng cao kỉ lục. Dầu WTI tăng tới hơn 100$/thùng, trong khi dầu Brent chạm mức 120$/thùng, mức cao nhất kể từ thời điểm bắt đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu 9/2008.
Dữ liệu cung cầu dầu thô của Mỹ
Vào thứ Ba hàng tuần, Hiệp hội Dầu thô Hoa Kỳ (API) và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) sẽ công bố những thay đổi về cung và cầu năng lượng hàng tuần. Đặc biệt sự tăng hoặc giảm trong số dư tồn kho của Mỹ có ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu thô. Hiện tại, Mỹ là nước tiêu thụ nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, xét về nhu cầu thì có thể hình dung được tầm quan trọng của hai dữ liệu này.
Tỷ giá của đồng đô la Mỹ
Khi dầu được giao dịch bằng USD. Bất kỳ thay đổi trong giá trị của đồng USD sẽ dẫn đến những thay đổi trong giá dầu. Một đồng USD mất giá có xu hướng dẫn đến nhu cầu dầu tăng lên và khi đồng USD tăng giá có tác dụng ngược lại.
Điều kiện kinh tế toàn cầu và nhu cầu phát triển công nghiệp
Điều kiện kinh tế được cải thiện kéo theo sự phổ biến của các hoạt động công nghiệp, nhu cầu dầu thô cũng được đẩy mạnh dẫn đến giá dầu tăng cao, ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, các hoạt động công nghiệp suy yếu và nhu cầu dầu thô giảm dẫn đến giá dầu giảm.
Các yếu tố thời tiết
Giống như những loại hàng hóa khác trên thị trường, nhu cầu sử dụng dầu tăng giảm theo mùa cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá của dầu thô. Ví dụ như vào mùa lạnh, lượng khí đốt sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Ngược lại, vào mùa khô nóng, giá xăng dầu thường xuyên sẽ tăng cao ở Mỹ do không đáp ứng được nhu cầu cao. Mùa mưa bão tại vùng Vịnh của Hoa Kỳ cũng ảnh hưởng lớn đến giá dầu, do những cơn bão sẽ gây ra sự đe dọa cho các nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico.
Sự đầu cơ
Giá dầu cũng ảnh hưởng đến số lượng đầu cơ của các nhà đầu tư.
Ví dụ: Năm 2008, giá dầu đạt mức 140 $/thùng. Nhiều dự đoán cho rằng những nhà đầu cơ đang cố gắng đưa giá dầu lên và tạo ra bong bóng giá dầu. Đến sau năm 2009, giá dầu đã giảm xuống hơn 70% còn 30$/thùng bởi nhu cầu là không tồn tại đến mức gây ra cơn sốt về giá dầu như vậy.
Pháp luật
Đây là khía cạnh khá quan trọng. Pháp luật về môi trường cũng ảnh hưởng và làm hạn chế sản xuất dầu ở một số nơi. Điều này làm “đứt” nguồn cung cấp dầu và đẩy giá dầu tăng cao.
Tham khảo: