Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 1 kiến thức vừa quen vừa lạ trong thị trường tài chính đó là trái phiếu (bond). Hầu hết ai cũng từng nghe qua về trái phiếu thế nhưng rất ít người có thể hiểu rõ ràng, chi tiết về loại hình kinh doanh này. Nếu bạn quan tâm tới trái phiếu thì đừng bỏ lỡ bài viết sau của kienthucfx nhé.
Trái Phiếu (Bond) là gì?
Trái phiếu (Bond) là chứng chỉ nợ có lãi hay được chiết khấu, trả lãi suất cố định suốt thời hạn nợ, do đó được gọi là chứng khoán thu nhập cố định. Công ty phát hành bị buộc bởi bản thỏa thuận viết tay (bản giao kèo trái phiếu) trả cho chủ sở hữu số tiền nhất định, thường là sáu tháng nhưng đôi khi là đến ngày đáo hạn, như trường hợp trái phiếu không có lãi (ZERO – COUPON BONDS), và theo mệnh giá, của chứng chỉ đến ngày đáo hạn. Các trái phiếu là các khoản nợ dài hạn, nghĩa là chúng có kỳ đáo hạn năm năm, và thường là mười năm hoặc lâu hơn.
Trái phiếu (Bond) hoạt động như thế nào?
Những người sở hữu trái phiếu có các quyền khác với chủ sở hữu cổ phiếu, chủ sở hữu trái phiếu có quyền đòi bồi thường đối với công ty phát hành như được ghi trong bản giao kèo, nhưng không có quyền sở hữu như các chủ sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, trái phiếu có thể chuyển đổi (CONVERTIBLE) có thể được đổi lấy cổ phiếu thông thường. Các trái phiếu có thể chuyển đổi gọi là trái phiếu nợ (DEBENTURES), hay các giấy hẹn chi trả không bảo đảm.
Lãi suất trái phiếu và lãi suất ngân hàng
Một điều thú vị là trái phiếu luôn có xu hướng đi ngược với lãi suất, giá trị của trái phiếu giảm đi khi lãi suất tăng lên và sẽ tăng lên khi lãi suất giảm đi.
Ví dụ khi trái phiếu được phát hành với lãi suất định kỳ (coupon) là 5% có mệnh giá 10.000$. Như vậy chủ trái sẽ nhận được 500$ tiền lãi hàng năm. Tuy nhiên, nếu lãi suất của nền kinh tế giảm xuống còn 4% chẳng hạn thì trái chủ vẫn nhận được lãi định kỳ là 5% như ban đâu. Điều này làm cho trái phiếu trở nên có giá trị hơn. Tương tự, nếu lãi suất ngân hàng tăng lên thành 6%, thì 5% lãi suất định kỳ của trái phiếu không còn hấp dẫn nữa.
Đặc điểm của trái phiếu
- Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp) hay một tổ chức của chính quyền công như: Kho bạc nhà nước (gọi là trái phiếu kho bạc) hoặc chính quyền (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).
- Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu hay trái chủ. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ gọi là trái phiếu ghi danh hoặc không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
- Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ theo cam kết trong hợp đồng cho vay.
- Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định thường kỳ và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
- Bản chất trái phiếu là chứng khoán nợ, do đó trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ phần của công ty trước hết phải được thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước như một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu, cổ phần mới được chia cho các cổ đông.
Các tổ chức phát hành trái phiếu
Có ba tổ chức có thể phát hành trái phiếu chính:
Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.
Các loại trái phiếu
Trái phiếu không được nhận lãi suất định kỳ: phát hành bằng cách chiết khấu theo mệnh giá của trái phiếu với 1 giá rất hời và thường tạo ra lợi nhuận khi được trả đáo hạn.
Trái phiếu chuyển đổi: Cho phép chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi nợ của họ thành cổ phiếu (vốn chủ sở hữu) tại một số thời điểm nếu giá cổ phiếu tăng lên đủ cao để thực hiện chuyển đổi.
Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Mặc dù nói đầu tư trái phiếu an toàn và ít rủi ro hơn những hình thức kinh doanh khác, tuy nhiên nhà đầu tư cần phải có đầu óc kinh doanh, tính toán để hạn chế thấp nhất khả năng gặp rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp nào đó. Dưới đây là những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà bạn cần quan tâm.
Rủi ro khi tái đầu tư
Tái đầu tư là hiện tượng trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Đây là hình thức khá phổ biến ở các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó, khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ chọn trái phiếu không có đặc tính thu hồi để có thể nhận được mức lãi suất cao hơn đồng thời tái rủi ro trong những lần đầu tư tiếp theo.
Rủi ro lạm phát
Khi lạm phát gia tăng sẽ khiến cho sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thu về mức lợi suất âm.
Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.
Rủi ro lãi suất
Thông thường lãi suất với trái phiếu sẽ có quan hệ ngược chiều. Khi nhu cầu tăng sẽ khiến trái phiếu tăng giá, lãi suất giảm và các nhà đầu tư sẽ cố gắng nắm bắt cơ hội này để giữ lợi suất cao nhất có thể. Từ đó, lãi suất của trái phiếu sẽ cao hơn. Nhưng cũng có trường hợp lãi suất tăng, nhà đầu tư bắt buộc phải bán trái phiếu có lãi suất thấp dẫn đến giá trái phiếu nói chung bị giảm. Đây cũng là rủi ro lớn khiến trái chủ bị thua lỗ khi kinh doanh trái phiếu.
Rủi ro thanh khoản
Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu do thị trường trái phiếu quá nhỏ dẫn đến giá cả bị biến động. Chúng tác động trực tiếp đến lãi suất của trái chủ.
Rủi ro tín dụng
Trái phiếu chính phủ thường được coi là an toàn nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu khác thì không được làm như vậy nên khiến cho trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao cũng như phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.
Rủi ro xếp hạng
Khi khả năng kinh doanh hoặc tín dụng của công ty thấp dẫn đến khả năng đáp ứng các khoản nợ của công ty thấp gây tổn hại đến lợi nhuận thu được của trái chủ. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp còn bị các tổ chức cho vay hoặc ngân hàng tính lãi suất cao hơn gây tổn hại đến tình hình phát hành trái phiếu của chủ đầu tư.
Kết luận
Đầu tư trái phiếu (Bond) có thể tạo ra một dòng thu nhập cố định cho các nhà đầu tư, nhưng đôi khi cũng có thể đem đến những rủi ro nếu nhà đầu tư không đủ sáng suốt. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là loại hình an toàn, đặc biệt nếu bạn nắm vững những kiến thức cơ bản về trái phiếu, tìm ra những nhân tố thị trường quen thuộc thì cũng có thể tìm ra được những loại trái phiếu mang lại lợi nhuận cao.
Tham khảo: