Một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể định vị được bản thân bạn trong thị trường forex đó là phong cách giao dịch của bạn và chiến lược giao dịch mà bạn dùng. Thường thì chiến lược giao dịch là kết quả của phong cách giao dịch bất kỳ. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa phong cách giao dịch và chiến lược giao dịch. Vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt rõ ràng giữa phong cách và chiến lược, xác định được đâu là phong cách phù hợp với mình. Đồng thời, tổng hợp các chiến lược giao dịch forex hiệu quả nhất.
Phong cách giao dịch là gì?
Nếu trong âm nhạc, người ta thường xếp loại các phong cách thành pop, ballad, rock, R&B… thì đối với giao dịch forex cũng vậy, cũng có những phong cách khác nhau.
Các Trader cần định hình cho mình xem là phong cách nào là phù hợp? Ví dụ như có trader thích đánh nhanh, thắng nhanh, muốn có lợi nhuận luôn trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó trong ngày. Nhưng cũng có những người họ không có thời gian nhìn biểu đồ nhiều, họ chỉ dành được ít thời gian để quan sát và phân tích chart thôi cho nên kiểu giao dịch “ăn chắc mặc bền” sẽ hợp với họ. Để định hình cho mình 1 phong cách giao dịch thì sẽ phụ thuộc rất lớn vào cá tính của mỗi người.
Có những kiểu giao dịch nào?
Day trading (giao dịch trong ngày)
Day Trading là giao dịch trong ngày. Các trader giao dịch theo day trading sẽ vào nhiều lệnh trong 1 ngày có thể nắm giữ lệnh trong vài tiếng (thời gian lâu hơn Scalping) hoặc chỉ vài phút như giao dịch lướt sóng nhưng không để qua đêm hay để đến ngày hôm sau.
Scalping trading (giao dịch lướt sóng)
Thời gian nắm giữ vị thế ngắn, đóng lệnh trong ngày, mỗi lệnh chỉ kéo dài từ vài phút đến vài tiếng, nên một ngày, các trader này có thể giao dịch đến hàng trăm lệnh.
Swing trading (giao dịch trung hạn)
Phong cách này đặc biệt phù hợp với những trader không có quá nhiều thời gian cho việc giao dịch vì phải tập trung cho một công việc cố định khác nữa. Họ thường giữ lệnh từ vài ngày đến vài tuần, lâu lâu bật máy tính lên theo dõi thị trường để xem có biến động gì khác thường so với dự đoán không, nếu không thì họ sẽ tiếp tục giữ lệnh và thoải mái làm những việc khác.
Position trading (giao dịch vị thế)
Position trading là trường phái giao dịch mua và nắm giữ dài hạn (chứng khoán, tiền tệ, tài sản…..). Thuật ngữ này chủ yếu nói về giao dịch forex và chứng khoán. Với các forex trader thì position trading của họ có thể nắm giữ giao dịch của mình trong 1 thời gian dài: vài tuần, vài tháng hoặc có khi là vài năm.
Nên chọn phong cách giao dịch nào?
Với 4 phong cách giao dịch mà chúng tôi đã trình bày ở trên, bạn thích theo phong cách nào? Nếu chưa xác định được, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Mục tiêu lợi nhuận bạn mong muốn là bao nhiêu? Có nghĩa là bạn tham gia vào thị trường với mục đích gì? Bạn muốn kiếm thêm 1 khoản thu nhập, chỉ muốn biết thêm về ngành forex hay muốn forex trở thành ngành nghề chính trong cuộc sống của mình.
- Thời gian mà bạn có thể dành cho forex là bao nhiêu giờ trong một ngày? Bạn xem forex như một nghề nghiệp đem lại nguồn thu nhập chính của mình thì tất cả 4 phong cách trên đều có thể phù hợp với bạn. Nhưng nếu bạn có công việc chính khác và thời gian dành cho trading không nhiều thì scalping trading và day trading sẽ không phù hợp với bạn.
- Mức độ chấp nhận rủi ro là bao nhiêu? Với forex, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro cao. Và nếu bạn là một người thích sự an toàn, ổn định thì chắc chắn forex không dành cho bạn. Bạn sẵn sàng chấp nhận một mức rủi ro cao nhưng bù lại lợi nhuận sẽ hấp dẫn tương ứng thì scalping trading chính là phong cách đem lại điều đó. Ngược lại, bạn bằng lòng một tỷ lệ lợi nhuận thấp với một mức độ rủi ro thấp thì phong cách position trading sẽ phù hợp nhất với bạn.
Chiến lược giao dịch forex là gì?
Chiến lược giao dịch forex là một kỹ thuật được sử dụng bởi một nhà giao dịch ngoại hối để xác định nên mua hay bán một cặp tiền tệ tại bất kỳ thời điểm nào.
Chiến lược giao dịch forex có thể dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc các phân tích cơ bản, hoặc dựa trên các tin tức. Chiến lược giao dịch tiền tệ của nhà giao dịch thường được tạo thành từ các tín hiệu giao dịch kích hoạt quyết định mua hoặc bán. Chiến lược giao dịch forex thường có sẵn trên internet hoặc có thể được phát triển bởi chính các nhà giao dịch.
Chiến lược giao dịch forex hiệu quả là gì?
Giao dịch ngoại hối đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp với bạn. Có vô số chiến lược được bạn xem xét, tuy nhiên, ngoài mục đích chính nhằm hỗ trợ bạn giao dịch một cách hiệu quả, thì yếu tố thoải mái và tầm hiểu biết chắc chắn của bạn đối với chiến lược đó mới được xem là một chiến lược giao dịch hiệu quả.
Dưới đây là một vài yếu tố cần thiết để xây dựng một chiến lược giao dịch hiểu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Chọn thị trường: Nhà giao dịch phải xác định cặp tiền nào họ giao dịch và trở thành chuyên gia đọc các cặp tiền đó.
- Định cỡ vị trí: Các nhà giao dịch phải xác định mức độ lớn của từng vị trí để kiểm soát mức độ rủi ro trong mỗi giao dịch riêng lẻ.
- Điểm vào lệnh: Các nhà giao dịch phải phát triển các quy tắc chi phối khi nào nên vào một vị trí dài hoặc ngắn trong một cặp tiền tệ nhất định.
- Điểm thoát: Nhà giao dịch phải phát triển các quy tắc nhằm thông báo cho họ biết khi nào cần thoát khỏi vị trí mua hay bán, cũng như khi nào thoát khỏi vị thế thua.
- Chiến thuật giao dịch forex: Các nhà giao dịch nên đặt ra các quy tắc về cách mua và bán các cặp tiền tệ, bao gồm cả việc lựa chọn các công nghệ phù hợp.
Tổng hợp chiến lược giao dịch hiệu quả. Hai trường phái phân tích trong forex.
Mỗi chiến lược giao dịch hiệu quả bao gồm 5 yếu tố chính mà chúng tôi đã trình bày ở trên, trong đó công cụ phân tích là yếu tố quan trọng nhất, chi phối gần như tất cả các yếu tố còn lại và được xem là “trái tim” của mỗi chiến lược giao dịch.
Một chiến lược giao dịch tốt và mang về nhiều lợi nhuận tiềm năng khi các bạn lựa chọn được những công cụ phân tích phù hợp và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả nhất.
Có 2 phương pháp phân tích forex: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Mỗi phương pháp sẽ có các công cụ phân tích riêng. Mỗi cách lựa chọn và kết hợp các công cụ phân tích sẽ tạo ra mỗi chiến lược giao dịch khác nhau.
Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản liên quan đến việc đánh giá sự thịnh vượng kinh tế của một quốc gia, và tình trạng tiền tệ. Tuy nhiên, phương pháp không tính đến biến động cụ thể về giá tiền tệ. Thay vào đó, các nhà giao dịch ngoại hối cơ bản sẽ sử dụng các điểm dữ liệu để xác định sức mạnh của một loại tiền tệ cụ thể.
Một nhà giao dịch ngoại hối theo phương pháp cơ bản sẽ phân tích mức độ lạm phát, cán cân thương mại, tổng sản phẩm quốc nội, sức tăng trưởng trong công việc và thậm chí lãi suất chuẩn của ngân hàng trung ương của một quốc gia.
Các công cụ phân tích cơ bản thường sử dụng trong forex:
Phương pháp phân tích cơ bản forex có rất nhiều công cụ khác nhau. Các công cụ đó chính là những yếu tố tác động đến giá cả của tài sản. Trong đó, một số yếu tố tác động mạnh mẽ đến giá cả trên thị trường và được rất nhiều trader lựa chọn để thiết lập nên các chiến lược giao dịch hiệu quả, bao gồm:
- Lãi suất.
- Lạm phát.
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI.
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP.
- Tỷ lệ thất nghiệp.
- Các cuộc bạo động chính trị, biểu tình.
- Kết quả bầu cử bộ máy nhà nước.
- Phát biểu của những nhân vật có tầm ảnh hưởng.
- Lũ lụt, động đất, dịch bệnh.
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật forex liên quan đến việc nhận dạng, phân tích mẫu trên biểu đồ giá. Dựa trên mô hình, một nhà giao dịch sẽ xác định các điểm vào và điểm ra. Đây được xem như một công cụ để kiểm tra các biến động giá cả và khối lượng giao dịch, nhiều nhà giao dịch sữ dụng phân tích này để xác định các xu hướng và các cơ hội giao dịch thuận lợi.
Không giống như các phương pháp phân tích cơ bản, một nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật không quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến các chuyển động bởi vì các xu hướng và chỉ số trên biểu đồ mới là kim chỉ Nam của họ.
Phương pháp phân tích kỹ thuật bao gồm 3 nhóm công cụ chính:
- Chỉ báo kỹ thuật: là kết quả của những phép tính dựa trên các dữ liệu giá và khối lượng trong lịch sử. Những kết quả này chính là các con số và chúng được biểu diễn thành một biểu đồ mà khi trader nhìn vào đó có thể dự đoán được hướng đi tiếp theo của giá.
- Mô hình nến Nhật: mỗi cây nến sẽ có một hình dáng nhất định và thể hiện được những gì đã diễn ra trong một phiên giao dịch. Sử dụng mô hình nến trong phân tích kỹ thuật nghĩa là trader sẽ quan sát các cây nến tín hiệu xuất hiện trong một xu hướng cụ thể để dự đoán những biến động tiếp theo của thị trường.
- Mô hình giá: khi các cây nến dao động trong một khoảng thời gian nhất định và tạo thành những hình dáng đặc biệt sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu giao dịch. Đằng sau những hình dáng đặc biệt đó là câu chuyện về cuộc chiến giữa hai phe mua và bán. Sẽ có cuộc chiến đi đến hồi kết bằng sự thắng lợi tuyệt đối của một bên nhưng cũng có cuộc chiến chưa phân định thắng thua rõ ràng. Dựa vào những kết quả đó, các trader phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được hướng đi tiếp theo của giá.
Chiến lược giao dịch kết hợp cả 2 công cụ phân tích cơ bản và kỹ thuật
Chiến lược cơ bản của họ là sử dụng các chỉ báo kinh tế để xác định xu hướng chung rồi vận dụng các công cụ kỹ thuật để vào lệnh. Mỗi trường phái phân tích có những ưu, nhược điểm khác nhau, nếu biết cách kết hợp thì sẽ mang lại hiệu quả giao dịch cao.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết này, các trader chưa định hướng được con đường mình sẽ đi, hay vẫn còn đang mơ hồ, loay hoay khi chưa định hình được phong cách chiến lược giao dịch thì sẽ tìm ra được lối giao dịch phù hợp với mình nhé.
Tham khảo: