Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và Kháng cự là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật, dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng rất khó để thành thạo. Phương pháp này xác định các ngưỡng mà giá trong quá khứ đã từng đảo chiều hoặc ít nhất đã chậm lại và tin rằng các hành vi giá đó sẽ lặp lại trong tương lai. Có nhiều cách để xác định các ngưỡng này và áp dụng trong giao dịch. Các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự có thể trùng nhau tại các điểm đảo chiều, các vùng nghẽn hoặc các ngưỡng tâm lý (những mức giá làm tròn mà các nhà giao dịch thường để ý tới). Tại các khung thời gian càng cao, các ngưỡng này càng có liên quan chặt chẽ với nhau.
Xác định đúng những mức Hỗ trợ & Kháng cự quan trọng có thể mất nhiều giờ thực hành. Chúng xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường. Thực tế cho thấy các ngưỡng này thay đổi vai trò hỗ trợ và kháng cự lẫn nhau và có thể được dùng để xác định biên độ của thị trường, các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ. Mỗi nhà giao dịch sẽ có các quy tắc riêng cho việc vào và thoát lệnh.
Như bạn thấy ở hình trên, mô hình zíc zắc tạo hướng lên. Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm gọi là kháng cự (resistance).
Khi mà thị trường tăng giá trở lại, điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự này tiếp tục được tạo ra.
Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự
Nguyên tắc đầu tiên khi vẽ đường hỗ trợ và kháng cự tương đối của chúng tôi đó chính là việc tôi không vẽ các đường hỗ trợ, kháng cự ở điểm cao nhất hoặc thấp nhất của râu nến. Mà chúng tôi vẽ đường ngày ngay sát thân nến.
- Với Đường hỗ trợ thì nó đi qua giá đóng cửa của thân nến thấp nhất.
- Với đường kháng cự thì nó đi qua giá đóng cửa của thân nến cao nhất.
Bây giờ mời các bạn quay lại với Hình ảnh trước đó mà chúng tôi đã đăng. Xin phép đăng lại ở khu vực này để các bạn tiện theo dõi và chúng tôi cũng giải thích được dễ dàng hơn:
Ban đầu, chúng tôi đã đặt đường hỗ trợ dưới 1, 3 và 5 ngay bên dưới thân cây nến ở vị trí 1. Tuy nhiên, tới khu vực 3 đã tạo ra một khu vực tương tự với khu vực 01 nhưng có thân nến thấp hơn. Chúng tôi đã di chuyển đường Hỗ trợ xuống dưới giá đóng cửa của thân nến thấp nhất của khu vực 3 (như trong hình).
Ghi chú: Một số nhà đầu tư lựa chọn vẽ các đường tương đối này ở điểm cao nhất của râu nến cao nhất (Với kháng cự) và điểm thấp nhất của râu nến thấp nhất (Với hỗ trợ). Nhưng trong quá trình giao dịch chúng tôi nhận ra rằng Các đường hỗ trợ và kháng cự tương đối này phải được đặt ở ngay thân nến vì nó đại diện cho mức giá mà thị trường thực sự chấp nhận. Còn râu nến thể hiện mức giá mà thị trường đã từ chối.
Tại sao chúng tôi không đánh dấu 4 và 6 như là vùng kháng cự? 4 là quá gần. và 6 cũng tương tự như vậy. Nếu để lựa chọn và chờ đợi, tôi sẽ lựa chọn điểm số 02 chứ không phải là 2 mức này. Quá yếu để hình thành các mức kháng cự.
Ngay sau khi giá đâm thủng vùng hỗ trợ đi qua các điểm 1, 3, 5 chúng ta đã có một xu hướng giảm giá rõ rệt. Và trong dài hạn, đó là 1 lệnh Bán (Put – Sell)
Tại sao chúng tôi không sử dụng 7 và 8 như là vùng hỗ trợ và kháng cự? Giá dừng tại điểm số 07 không đủ mạnh để chúng tôi xem xét sử dụng nó như một vùng hỗ trợ. Do đó, đà tăng lên 8 không đủ mạnh để thiết lập nó như một mức kháng cự tốt bởi khoảng cách quá ngắn và tín hiệu vô cùng yếu. Sau đó, chúng ta có một tình huống tương tự như chúng ta đã thảo luận.11 quá gần với 9, và 12 là quá gần 10. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi đều lựa chọn các tín hiệu mạnh và chắc chắn hơn.
Khi giá lên đến 13 (tương đương mức kháng cự được sử dụng trên 10), chúng tôi đã có thể hy vọng giá sẽ đảo chiều, ngược lại, giá đã tiếp tục đà tăng mạnh.
Tương tự như vậy, khi giá chạm tới khu vực 14 (chính là khu vực đi ngang vùng hỗ trợ 1, 3 và 5 trước đó), chúng tôi cũng sẽ chờ đợi tín hiệu đảo chiều.
Mức kháng cự 15 dường như thuộc phạm vi của vùng 14, bởi nó thuộc phạm vi cây nến thuộc vùng 14 kết thúc. Và thực tế, khi tới khu vực này, giá đã đảo chiều trong ngắn hạn xuống khu vực 16 sau đó tiếp tục đi lên Test lại khu vực 14-15.
Ở khu vực 15 và 16, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập vùng Hỗ trợ và kháng cự vì tại đó, giá đã đảo chiều nhiều lần. Và đó sẽ là tín hiệu khi giá tiếp tục tiếp cận các khu vực này một lần nữa.
Để áp dụng tốt các chiến lược đi kèm các vùng Kháng cự và hỗ trợ, chúng tôi khuyên chân thành bạn nên sử dụng các vùng này kèm với các tín hiệu báo hiệu giá sẽ đảo chiều như:
- Mô hình nến Bearis Engulfing
- Mô hình nến Vai – Đầu – Vai
- Mô hình nến Double Top
- Mô hình nến Shooting Star.
Ngoài ra, khi giá đã phá vỡ đường kháng cự và tạo Đỉnh cao mới (New Overall High) thì bạn có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ MACD và các mô hình nến kể trên để dự báo sớm khả năng đảo chiều.
Lưu ý khi xác định hỗ trợ và kháng cự
- Lưu ý #1: Đừng phức tạp hóa việc vẽ hỗ trợ và kháng cự, vì dù sao những mức này cũng chỉ là tương đối. Chúng có thể bị phá vỡ trong tương lai.
- Lưu ý #2: Khi một vùng/ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể trở thành một vùng/ngưỡng hỗ trợ mới; tương tự, khi một vùng/ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ, nó có thể trở thành một vùng/ngưỡng kháng cự mới.
- Lưu ý #3: Hãy cố gắng xác định hỗ trợ và kháng cự ở các đồ thị thời gian dài trước (ngày, tuần, tháng), vì chúng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các ngưỡng ở đồ thị thời gian ngắn như 1 giờ, 30 phút, hay 15 phút.
- Lưu ý #4: Các vùng/ngưỡng hỗ trợ và kháng cự càng sát hiện tại thì càng đáng tin cậy. Vì thế, hãy luôn theo dõi và điều chỉnh các vùng/ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sao cho phù hợp với diễn biến mới nhất của thị trường.
Cảm ơn bạn vì sự chia sẻ cho cộng đồng