Arbitrage còn hơn cả một chiến lược giao dịch đầu cơ, đây là nơi mọi người bị hấp dẫn bởi lợi nhuận từ thị trường không hiệu quả và tận dụng lợi thế của sự chênh lệch giá. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Arbitrage là gì và cách áp dụng nó như một chiến lược giao dịch forex.
Arbitrage là gì?
Arbitrage – Kinh doanh chênh lệch giá được hiểu như một chiến lược giao dịch có thể mang lại lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. Phương pháp truyền thống này xuất hiện trên thị trường forex. Các nhà đầu tư lợi dụng sự chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa các thị trường khác nhau để “take profit” thông qua hoạt động mua và bán.
Theo The Economist Dictionary “Arbitrage” có thể diễn ra trên thị trường trao đổi nguyên liệu thô, thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán phái sinh. Hoặc thị trường hàng hóa, đây là nền tảng trong việc kinh doanh và được ứng dụng từ quá khứ đến hiện tại.
Ví dụ đơn giản nhất về kinh doanh chênh lệch giá trong đời sống hàng ngày.
Giá sử bạn bạn đang tìm 1 sản phẩm nồi cơm điện của thương hiệu A. Lướt Shopee và Lazada bạn thấy giá bán như sau:
Shopee bán: 900.000 vnđ.
Lazada bán: 1.300.000 vnđ.
Ngay lập tức, bạn qua Shopee mua sản phẩm này về, và mở ngay 1 gian hàng trên Lazada, bán với giá 1.400.000 vnđ bằng giá với các shop khác. Như vậy với mỗi 1 sản phẩm bán được, bạn sẽ thu lời là 400.000 vnđ, nhờ vào sự chênh lệch giá.
Có mấy loại kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)?
Arbitrage được chia ra làm hai loại:
- Arbitrage hai điểm (Two Points Arbitrage): thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá của hai đồng tiền giữa hai thị trường khách nhau.
- Arbitrage ba điểm/ tam giác (Three Points Arbitrage): trường hợp này nhìn bề ngoài chưa thấy sự khác nhau trong tỷ giá giữa các thị trường. Nhưng thực ra có thể nhận thấy sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.
Ngoài ra, Arbitrage còn có thể thực hiện ở thị trường truyền thống, thông qua phương pháp M&A (mua lại & sáp nhập). Tuy nhiên, Arbitrage bằng cách mua lại cổ phần công ty có rất nhiều rủi ro.
Chẳng hạn như trường hợp thua lỗ của công ty Long Term Capital Management LTCM hồi năm 1998, khi họ mua cổ phần của công ty Ciena giá 90 USD do nghĩ rằng Ciena sẽ được sáp nhập vào Tellabs. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và ngay sau khi việc sáp nhập không thành, giá cổ phần của Ciena đã rớt bịch xuống chỉ còn 13 USD!
Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) có rủi ro không?
Rủi ro cạnh tranh
Trong forex, giao dịch chênh lệch giá chỉ dành cho những kẻ ham tiền. Tuy nhiên, vì lợi nhuận vô cùng hấp dẫn nên dẫn đến sự cạnh tranh từ các ngân hàng. Các quỹ đầu tư hay chính xác là các sàn forex dẫn đến sự cạnh tranh cao mang lại rủi ro lớn.
Rủi ro trượt giá
Đây là sự khác biệt giữa giá dự kiến và giá giao dịch thực ở thời điểm hiện tại. Điều này có thể gây ra bởi sự chậm trế đến từ Internet. Ngoài ra, nếu giao dịch vào đúng thời điểm thị trường biến động thì mức độ trượt giá sẽ càng cao. Gây rủi ro cho nhà giao dịch nhiều hơn.
Rủi ro biến động
Thị trường forex luôn có sự biến động và đó cũng là sự mong muốn của những nhà đầu tư. Nhưng khi thị trường càng thu hẹp thì cũng dẫn đến biến động giảm và rủi ro của bạn cũng sẽ càng lớn.
Rủi ro thanh khoản
Đối với một lệnh, cần có người mua và người bán. Trong trường hợp nếu ta không tìm thấy đủ số lượng người mua và người bán. Đó là khi tính thanh khoản của thị trường ngày càng trở nên ít hơn và thậm chí có khả năng bị lỗ.
Kết luận
Kinh doanh chênh lệch giá có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng nó đầy rủi ro. Phải nắm rõ các quy tắc để có quyết định giao dịch hợp lý. Ngoài ra, kết hợp cùng với các phương pháp khác sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, vì vậy phải thu nạp kiến thức hằng ngày.
Chúc bạn thành công!
Tham khảo:
- Khóa Học Đầu Tư Forex (chi tiết – chất lượng – miễn phí)
- Top 6 sàn forex uy tín và tốt nhất thế giới
- Hướng dẫn mở tài khoản forex tại một sàn bất kỳ
- Hướng dẫn mở tài khoản forex sàn NordFX
- Hướng dẫn mở tài khoản forex sàn ICMarkets
- Hướng dẫn mở tài khoản forex sàn XM
- Hướng dẫn mở tài khoản forex sàn FBS
- Hướng dẫn mở tài khoản forex sàn FXTM – Forextime